(028) 3811 4792  (028) 3811 4793  0902 623 538  0916 961 519  0909 539 958    tamepco@gmail.com   | Ngôn ngữ:   tmp_image.png   tmp_image.png

TAMEPCO

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÂN PHÚ

50/30 Gò Dầu, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM

TỰ HÀO LÀ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM

google+ button google+ button google+ button google+ button
TIN TỨC

Phòng vệ thương mại yếu - Vì sao?

2016-08-10 09:04:14

Theo thống kê, trong giai đoạn 1995 - 2015, các quốc gia thành viên WTO đã thực thi hơn 300 vụ áp dụng biện pháp tự vệ, gần 5.000 vụ điều tra chống bán phá giá, 380 vụ chống trợ cấp. Sân chơi thương mại quốc tế là biển lớn luôn dậy sóng cả.  

 

Ảnh minh họa

  

         Không kể nhiều năm trước, chỉ nhìn lại năm 2015 và đầu năm 2016 gần đây nhất, rất nhiều mặt hàng Việt bị nhiều quốc gia đẩy vào vòng xoáy điều tra chống bán phá giá, từ ống thép hàn cacbon (Mỹ), gạch ốp lát (Argentina), ống thép không gỉ, tôn lạnh, tôn phủ màu (Thái Lan), thép không gỉ cán nguội (Malaysia)... đến gỗ tấm MDF, sợi spandex (Ấn Độ), sợi polyester (Thổ Nhĩ Kỳ), giấy màng BOPP (Indonesia)..., thậm chí cả những mặt hàng nhỏ bé như cục pin khô AA, thước dây (Ấn Độ)...

 

         Còn các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam thì sao? Chỉ có thể tóm gọn hai chữ: Rất ít. Chẳng hạn, chỉ có 2 vụ điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội (7/2013) và tôn mạ (3/2016). Cũng chỉ có vài vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ như với kính nổi (tháng 7/2009), dầu thực vật (12/2012), bột ngọt (9/2015).

         Gần đây nhất là vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu từ tháng 12/2015, đến ngày 18/7/2016, chính thức áp dụng mức thuế tự vệ đối với 2 sản phẩm này.

         Phải chăng Việt Nam đất nước nhỏ bé, kinh tế chưa phát triển tới tầm cao để tự tin, mạnh mẽ dựng lên các hàng rào phòng vệ thương mại?

         Nhận định đó chưa chuẩn xác. Một khảo sát về mức độ hiểu biết về phòng vệ thương mại do VCCI thực hiện mới đây cho kết quả: Hơn 15% DN không biết; 63% DN nghe nói tới; gần 20% tìm hiểu sơ sơ; chỉ có gần 2% tìm hiểu tương đối kỹ. Thật quan ngại khi đọc những con số này!

         Một giác độ khác: DN Việt không quyết tâm, đồng lòng... tự bảo vệ. Điển hình là vụ kiện gà Mỹ bán phá giá. Năm 2015, gà Mỹ tràn vào Việt Nam với giá rẻ bất thường, khiến giá gà trong nước rớt thảm hại, người nuôi lỗ nặng. Các DN, chủ trang trại bức xúc, hừng hực khí thế khởi kiện. Tuy nhiên, khi bàn đến chuyện chung sức kiện, DN lại đùn đẩy cho nhau, nguội lạnh hành động... “Đầu nóng, đuôi lạnh”, vụ kiện có khả năng thắng rất cao sẽ có thể bị chìm xuồng, tiếc lắm!

         Phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) trước hàng nhập khẩu là biện pháp cuối cùng để bảo vệ hàng Việt. Nếu DN Việt không tự tin, thiếu quyết tâm hành động, các cơ quan quản lý cũng đành phải “đứng cách bờ nhìn lửa cháy” mà thôi!

Theo Trần Phương http://baocongthuong.com.vn